Monday, April 14, 2014

Giới thiệu nhạc sĩ Thanh Tùng

Nguyên Giao

Những lời hát của nhạc sĩ Thanh Tùng có sức lôi cuốn lạ lùng.

Cách đây khoảng 10 năm, lần đầu tiên tôi được nghe một bản nhạc của Thanh Tùng mà không biết tên tác giả. Ðó là bản "Giọt Nắng Bên Thềm" do nữ ca sĩ Thùy Dương ở Tiểu Sài Gòn hát trong một CD của cô. Nghe xong rồi dù có thấy hơi thích thích, tôi cũng dần dần quên đi mất. Mới đây, tôi lại được nghe thêm một bản nữa có tên "Mưa Ngâu" do nữ ca sĩ Ngọc Huệ (trước kia ở Úc) trình diễn thật sống động trong một đêm khiêu vũ có nhạc sống tại một sòng bài của dân Da Ðỏ ở San Diego. Nghe xong bài hát, tôi tìm vào hậu trường hỏi ngay ông bầu (là một thân hữu) về tên bản nhạc và tác giả. Anh bạn đi hỏi, và sau đó có cho tôi biết, nhưng hình như không đúng. Tôi đã phải lùng mãi liên tiếp trên Internet cả hai tháng sau mới tìm ra bài Mưa Ngâu do nam ca sĩ Lây Minh, và Giọt Nắng Bên Thềm do nam ca sĩ Nguyễn Hưng (ở Gia Nã Ðại) hát. Nguyễn Hưng thì chắc nhiều người biết, nhưng Lây Minh thì hình như chỉ hát bài Mưa Ngâu là hay nhất (một signature song).

Từ hai bài hát này của Thanh Tùng, tôi thấy rằng một bản nhạc hay phải khiến cho người nghe, dù chỉ nghe một lần, hay vài câu, cũng không thể quên được, và phải tìm mọi cách để biết lời bản nhạc, nghe hay tự hát lại, cũng như tìm hiểu về tác giả, và các tác phẩm khác của nhạc sĩ.
Xin mời xem một đoạn ngắn của bài "Giọt Nắng Bên Thềm" của Thanh Tùng do Nguyên Giao tập dượt
(if your browser is set up to play .wmv file click on picture to watch video, otherwise  "right- click" here to download to your computer and open with Window Media Player or Real Audio).


Trích từ Web site Giaidieu.net :

Thanh Tùng: Tên khai sinh của ông là Trần Thanh Tùng, sinh năm 1948. Quê ở Khánh Hoà. Hiện công tác tại Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Tùng tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Ông là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh, Cánh chim báo tin vui của Đàm Thanh...

Thống nhất đất nước, ông về thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức Dàn nhạc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Thời kỳ này, Thanh Tùng có một số ca khúc như Cây sầu riêng trổ bông, Đến đây cùng Trị An...

Từ năm 1987 đến nay, Thanh Tùng vượt lên thành tác giả ca khúc nổi tiếng. Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành thân thuộc với sinh viên, thanh niên, học sinh như Hát với chú ve con, Hoàng hôn màu lá, Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về...

Thanh Tùng đã có tuyển tập ca khúc và album audio, video tác giả. Ngoài ca khúc, ông còn viết nhạc phim, nhạc sân khấu...

(Trích “Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại” - Hội Nhạc sĩ Việt Nam)


Sunday, April 13, 2014

Chén trà thiền

“ Một học giả đến nhà một vị thiền sư tên Trương Dần xin hỏi về thiền . Thiền sư mời học giả vào nhà dùng trà trước khi đàm đạo . Thiền sư rót nước trà vào chén của vị học giả và chén trà đã đầy mà ngài cứ tiếp tục rót . Vị học giả bèn nói :  “ Thưa chén trà đã đầy tràn rồi”. Thiền sư vẫn tiếp tục rót , đáp :  “ Ông đến hỏi thiền mà trong đầu còn đầy dịnh kiến.”
Phải chăng có 4 trường hợp xẩy ra :
1/ Vị học giả bừng tỉnh và đốn ngộ .
2/ Vị học giả trở lại một ngày khác .
3/ Vị học giả không đến nữa và giữ im lăng .
4/ Vị học giả ra đi cảm thấy tự ái bị tổn thương rồi nghĩ cách muốn ăn thua đủ,dùng mọi mánh khoé thủ đoạn nhằm thoả mạn tự ái và phô trương kiến thức bác học của mình .
Trường hợp thứ nhất có lẽ không xẩy ra vì nếu xẩy ra thì , ngay khi nhìn thấy chén trà đầy tràn mà Thiền sư vẫn tiếp tục rót , đã ngộ và không nhắc nhở : “Thưa chén trà đã đầy rồi”. Vả lại nếu trường hợp này xẩy ra thì câu truyện này không còn được truyền tụng tới ngày nay và cho ta giá trị của bài học , bài học về một đầu óc mang thành kiến , định kiến .
Trường hợp hai , có thể xẩy ra với hai điều kiện : can đảm và chí thành.
Can đảm cởi bỏ tước vị học giả của mình , cái kiến thức đã tự mình hay người đời đánh bóng , cái kiến thức ấy rõ ràng khập khễnh , nó có thể thực có đó nhưng chỉ có phần trí mà thiếu vắng phần tâm , nó không làm nên con người toàn diện . Không thể đạt. Rõ ràng nhà học giả kia muốn biết một cái gì khác cái mình đang có.
Chí thành là điều kiện tối thiết yếu trước hết để xác tín can đảm là can đảm thật , cởi bỏ là cởi bỏ thật , muốn tìm hiểu là tìm hiểu thật , không tranh chấp , không đố kị .
Can đảm và chí thành đưa đến chí tâm dẫn đến một trí óc rộng mở sáng suốt , một tâm hồn ngay thẳng trong sáng  và như vậy mới có thể sẵn sàng đón nhận , học hỏi tư tưởng mới  .
Trường hợp thứ ba là trường hợp có thể xẩy ra khi người ta còn đủ lý trí và lương tri và muốn  tự mình thanh tẩy để đạt được một kiến thức xâu xa , một tâm hồn không vương vấn bụi trần .
Trường hợp thứ tư là trường hợp dễ xẩy ra hơn cả , hầu như xẩy ra cho tất cả chúng ta chỉ khác nhau ở mức độ nhiều ít , dầy mỏng . Đó là trường hợp không tẩy gột được định kiến , không phá vỡ được những ràng buộc đã và đang có, nguyên nhân đích thực của nó là sự kiêu ngạo và dục vọng .
Có những người giả tảng học hỏi nhưng thực sự là chất vấn dưới hình thức đối thoại. Những người này bắt đầu bằng cách trưng ra các học vị to tát , và áp chế ngay các vấn nạn mà các vị ấy , muốn đem ra nhắm bôi đen vấn đề trong cái gọi là đối thoại của các vị ấy . Đáng tiếc căn bản từ đầu đã làm mất hẳn ý nghĩa của đối thoại . Vì thế chẳng lạ gì đối tượng các vị ấy đòi đối thoại đều im lặng . Thấy vậy thay vì các vị nhận ra sự lố bịch của mình lại vỗ tay coi như chiến thắng , mang thêm một ít vinh quang . Xin nhấn mạnh ở đây không hề đề cập đến các nhà phê bình chân chính . Sự đóng góp của các nhà phê bình này là một cần thiết cho xã hội . Chỉ nói tới các vị khoái đối thoại có ẩn ý cá nhân .Đối thoại không phải là phê bình , phê bình thường mang tính chủ quan , vì thế yếu tính của phê bình đòi hỏi sự vô tư . Đối thoại càng không phải là một dàn xếp để đi đến một thoả hiệp như trong chính trị hay kinh doanh , yếu tính của một thoả hiệp , một
dàn xếp hiệu quả là thành tín . Đối thoại nhằm làm sáng tỏ một vấn đề , giải quyết triệt để một ngộ nhận đưa đến sự cảm thông , học hỏi ,hiểu biết và yêu mến nhau; yếu tính của đối thoại vì thế là phá kiến , triệt tiêu tuyệt đối định kiến . Nếu không triệt bỏ được định kiến thì thà đừng có đối thoại , nó sẽ đi ngược lại với ý nghĩa và mục tiêu chân chính của đối thoại . Đối thoại là cần thiết để nâng cao giá trị con người nhưng phải là một đối thoại chân chính , tuyệt không là đối thoại có ẩn ý , thiên kiến . Cái định kiến ghê gớm như vậy đấy . Nó không phải chỉ đẩy xa kiến thức vào sự què quặt mà còn làm tâm hồn trở thành bất lương.                                     
Phật giáo có vạn pháp để giúp chúng sinh giải thoát . Vạn pháp rút lại chỉ có một Pháp : VÔ NGÃ . Đạt được vô ngã tướng thì đồng thời cũng đạt được vô nhân tướng , vô chúng sinh tướng , vô thọ giả tướng vậy . Phật dậy rằng : Ta là Phật đã thành , chúng sinh là Phật sẽ thành . Ngài chỉ đường đi nhưng chính mình phải tự kiên cường giải thoát khỏi ma chướng. Làm sao tự giải thoát , điều kiện đầu tiên : tẩy sạch định kiến bằng PháChấp.
Chúng ta đừng ngạc nhiên các giảng dậy về giáo lý mang nhiều ý nghĩa uyên áo hầu như đều được đặt dưới dạng dụ ngôn . Dụ ngôn thường là những câu truyện ngắn ẩn chứa ý nghĩa tinh thâm các Ngài muốn giảng dậy , tuỳ theo mức độ nhận thức mỗi người mà hiểu . Chính dụ ngôn cũng không đủ khả năng làm nhiệm vụ trọn vẹn của nó , nhưng đó là hình thức tốt nhất , hữu hiệu nhất , có khả năng làm mới lại trong vấn đề nhận thức . Tuy nhiên chính bản chất của dụ ngôn không đủ chuyên chở cái nó phải chuyên chở tới tâm trí loài người . Vì vậy Đức Phật sau bao nhiêu năm thuyết pháp , Ngài đã giáo hoá cho biết bao môn đệ , các đại sư danh tiếng ; Ngài bảo : Ta chưa từng nói gì ! Phải chăng im lặng mới là thượng sách . Cuối cùng Ngài chọn giải pháp đó đấy , nhưng đó là lúc cuối cùng sau khi các môn đệ đã đạt tới một mức độ thấm nhuần nào đó về giáo lý của Ngài . Chúng ta hẳn nhớ câu chuyện này : Đức Phật lặng thinh , giơ một cành hoa trước mặt đông đảo các môn đệ , mọi người không hiểu gì cả , chỉ có ngài MaCaHaDiếp mỉm cười hiểu được ý Ngài , diệu pháp của Ngài và Đức Phật đã truyền tâm ấn cho ngài MaCaHaDiếp làm tổ thứ hai . Cho hay chỉ có diệu tâm mới hiểu được diệu pháp.  Đức Kitô trước khi chịu tử nạn , Người dẫn các môn đệ vào vười Giệt-si-ma-ni , Ngài bảo các môn đệ ngồi một chỗ rồi Ngài đi xa ra một chút , quay lưng lại và không nói gì cả , Ngài im lặng : Bài học cuối cùng cho các môn đệ . Ngài im lặng lâu đến nỗi khi Ngài quay lại , các môn đệ đều ngủ cả ! Các ông không hiểu gì . Lão tử bảo : “ Thánh nhân sống theo vô vi và giảng dậy bằng cách im lặng”.Vậy giữa tuyệt đối im lặng và xử dụng ngôn ngữ và nếu xử dụng ngôn ngữ , dụ ngôn là cách thể hiện hữu hiệu nhất cho một giáo lý uyên áo và sống động vậy . Dụ ngôn của đạo đôi khi chỉ có vài chữ kết như của Đức Phật : “tuổi thọ của con người chỉ dài bằng một hơi thở” hay của Đức Kitô “Gõ cửa thì cửa sẽ mở” . Hai câu này có nhiều ý nghĩa , xin nêu ra một ý : Muốn đạt đạo con người phải tự kiên cường giải thoát những vướng mắc do định kiến , là những cái gây ra sự mê muội , do bởi những kiến thức chỉ nhìn trong một  thực tế cục bộ , trong một khuân phép của tin tưởng đã đóng cứng trong môi trường kể cả vô hình và hữu hình. “tuổi thọ của con người chỉ dài bằng hơi thở” đúng quá , dễ hiểu quá ,nhưng làm sao để không ngừng thở , đấy mới là vấn đề . “gõ cửa thì cửa sẽ mở”, dễ hiểu , cửa mở nhưng làm sao qua được cửa , đấy mới là vấn đề . Muốn “không ngừng thở” , muốn “qua được cửa” rõ ràng việc đầu tiên là phải triệt tiêu định kiến , gạt bỏ những ràng buộc ,sự học hỏi mới không bị vẩn đục , nhận thức mới không bị thiên lệch . Đức Phật và Đức Kitô dùng rất nhiều dụ ngôn để giao truyền giáo lý cho dân chúng và phát xuất từ 2 địa đầu của Châu Á ,  một bắt nguồn từ Ấn Độ , nhưng đã không phát triển ở Ấn Độ , hiện nay chỉ có khoảng 8% tín hữu . Một phát xuất từ Do Thái , nhưng không phát triển được ở Do Thái , hiện nay ở đó cũng chỉ có khoảng 8% giáo hữu . Không có Thiên Sứ nào phát triển ở chính quê huơng mình . Lý dó : Định kiến . Định kiến nó kinh khủng lắm , nó bám rễ , ăn xâu vào tận tâm , tận trí , và từ nhiều đời . Ông Thomas , một trong mười hai môn đệ của Đức Kitô , không tin Thầy ông sống lại. Trước khi tử nạn , Đức Kitô đã nói với các môn đệ : “Sau ba ngày ta sẽ sống lại” . Vậy ba ngày sau , trong khi họp ở một hang núi , người ta nói với Thomas Thầy đã sống lại , Thomas tuyên bố : “Tôi không tin , tôi chỉ tin Người sống lại khi chính mắt được thấy Người , khi chính tay tôi sờ vào thân thể Người , khi chính ngón tay tôi thọc vào vết đâm nơi sườn Người” . Ngay lúc ấy Đức Kitô hiện ra và ông này đã được toại nguyện , đã được nhìn thấy , đã được nghe tiếng nói , đã được sờ thấy , đã được thọc ngón tay vào vết thương của thầy mình .Vì thế mới có câu “Phúc cho ai không thấy mà tin” . Không thể có niềm tin đích thực nếu không gạt bỏ hẳn định kiến , nhất là định kiến hữu hình . Luận lý hữu hình là điều cần thiết phải có để nhận thức tiến bộ , nhận thức về vũ trụ và con người càng tiến bộ bao nhiêu càng cho ta nhận rõ có một Đấng Sáng Tạo , hoặc dưới bất cứ một tên gọi nào . Tiến trình nhận thức của nhân loại được phát triển căn bản nhờ ở tìm ra những định luật , thuyết lý thí dụ định luật sức đẩy của nước của Archimède , định luật trọng lực của Issac Newton , thuyết tương đối của Albert Einstein ... Nhưng những nhà bác học này không phải tạo ra những điều đó mà là các ông đã tìm ra nó . Nó đã có sẵn ở đó .  Con người được trang bị tư tưởng và tự do , thể xác và tâm linh để thoả mãn khát vọng hữu hình và siêu hình của mình , hướng nhân loại đến hạnh phúc thực . Đó là ơn sủng của Thượng Đế . Trước khi có các nhà bác học lo mưu cầu đời sống trần thế , đã có các bậc thánh để hướng dẫn tâm linh ; từ bi , bác ái là căn bản của hạnh phúc .Nếu nhân loại còn triền miên đau khổ , sao lại trách Thượng Đế ?Albert Einstein bảo “Giá mà Thượng Đế khôn ngoan hơn” Neil Bhor bèn đáp lại “Đừng có dậy khôn Thượng Đế”. Phải , giá mà Thương Đế sáng tạo một vũ trụ toàn hảo dưới con mắt phàm trần  , thì chỗ đứng đâu cho loài người ?. Vậy phải chăng chính cái không toàn hảo là một đặc sủng của Thượng Đế dành cho con người ?
Ta thường nghe : “Trời có đức hiếu sanh” , kinh thánh nói : “Thiên Chúa là nhân lành”. Có khác gì nhau ? Vậy mà chỉ vì một tên gọi khác nhau , một danh từ khác nhau mà có người lấy làm bất mãn , bực dọc . Định kiến kỳ quái thế đấy .
Phải chăng vì con người đã không nhận thức đích thực được đạo từ bi , bác ái ? Đời sống trần thế , của cải , danh vọng , quyền thế , nhục thể đã lôi cuốn con người đi xa vào đường lạc đạo , đội lốt tu hành , giả đạo đức . Các bậc thánh nhân có ai đòi phải ăn ngon mặc đẹp nhà cao cửa rộng ? Trong suốt đời tại trần thế Đức Kitô chỉ sống bằng vài miếng bánh và mấy con cá , lại thường là thiếu hụt .Ngài không bao giờ đòi hỏi phải xây đền thờ cho to lớn mà chỉ đòi hỏi ở đó phải được trang nghiêm tôn kính . Bài học đầu tiên Đức Phật giảng dậy là diệt dục : Tham , sân , si.
Bằng nhận thức , bằng cảm nghiệm Thượng Đế vẫn hiện diện , nhưng con người , chính mình phải gánh vác , trách nhiệm , phải tự kiên cường và sẽ luôn được nâng đỡ che chở . Muốn thế phải dứt bỏ vọng niệm , định kiến . “Có một người mù từ khi mới sanh , xin Đức Kitô chữa khỏi mù loà cho anh ta . Chúa Giêsu , lấy đất bùn bôi vào mắt anh ta và bảo anh ta ra suối Siloac mà rửa . Và người mù được sáng mắt” . Người mù này đã mù từ lúc mới sanh , tức là anh đã mang định kiến từ trước khi anh sinh ra từ giòng dõi gia đình anh ta , một giả giáo chẳng hạn . Khi Đức Giêsu giúp mở mắt anh , đích thân anh phải tham dự tích cực vào việc đó . Trên đường ra suối Siloac , mắt anh vẫn mù , anh phải đến đó tự rửa mắt mình , mắt anh mới sáng được. Nếu tự mình không phá bỏ định kiến thì không ai giúp mình được.
Ngày xưa tiểu tăng Pháp Hiền ngộ đạo nhờ một tiếng quát của của tổ Tỳ-na-đà-lưu-chi : “Tại sao phải có tên” . Tiểu tăng thức ngộ về cái định kiến “phải có tên” đạt ngay được “không” và đã được truyền tâm ấn trở thành tổ Pháp Hiền .
Đức Kitô đưa ra một kết luận trong một dụ ngôn khác : “ Ngươi không thấy cái đà trong con mắt ngươi , sao ngươi muốn tìm kiếm cái rác trong mắt người khác.”Nếu không tự mình làm “mất cái đà” trong con mắt mình , làm sao có được nhận thức chân chính .
Tôi chắp nhặt một vài cánh hoa thơm san sẻ cùng các bạn thưởng lãm , bông hoa còn quá sơ sài , ước mong bạn đọc thêm vào nhiều cánh hoa khác cho thành một bông hoa nhiều cánh hơn , đậm đà hơn.
Trương thế Khôi.

Mít Chổng Recipes

1. Rack of lamb a la Giang Hồ Bếp

serves 4

4 racks (5 cutlets each)

4 cloves of garlic
4 table spoons good quality fish sauce
1 table spoon sugar
1 table spoon water

Preparation

pound garlic then mix with fish sauce, water, sugar
marinate racks in stainless steel bowl using the above mixture for 2
hours, turning and brushing several times

Cooking

bring racks to room temperature (if marinated in fridge)
stand racks in non stick roasting tray
brush racks again with remaining marinate, using up all the garlic
pre heat oven to 175C
cook for 40-45 minutes in the upper tray of the oven

serve with bread rolls, mixed salad + French dressing + good Pinot
noir / Cabernet Sauvignon. Finish with fresh seedless grapes and
Tasmanian gruyere and more Pinot noir :-)

do not use mint sauce etc... it will spoil the nước mắm flavour

yummy yummy

2. Nước mắm chấm của Hùng Cao:

Recipe học lóm từ Bà Già
* Hai, ba trái ớt đỏ. Muốn cay xài thêm.
* Ba bốn tép tỏi lột vỏ
Bỏ vô cối đá đâm cho nhuyễn bằng cái chày. ( đâm nghe ghê quá!, )
Bỏ hai ba muổn canh đường trắng sau khi ot và tỏi đã nhuyễn. Hảo ngọt ( Bác Giao?) cho thêm.
* Một trái chanh chua (đương nhiên!). Gọt bỏ vỏ và luôn màng mỏng trắng cùng một động tác. Dùng dao (not you!) tách các tép chanh giửa hai miếng xơ vô trong cối ớt + tỏi + đường. Vứt bỏ cùi chanh vô thùng rác ( không phải vô miệng để mút!., Bác Giao. Bà bầu thì cho phép du di!). Dùng cái chày đâm nhè nhẹ cho nuoc trong các tép chanh "xịt" ra.
* Đổ vô na+m sáu muổng canh nước nóng nóng ( lỏng long? cho nhiều , đạc đặc thì bớt nước, đuong nhiên.). Trộn cho tan đường.
* Cuối cùng cho vài muông nước mắm ngon, nêm vừa ăn thì thôi.
Làm cách này, dĩa nước mắm tha+'m trông đẹp do các xơ chanh nho nhỏ lấp lánh nổi trên mặt như các ánh sao trên.....trời. :-)
Cần theo thứ tụ ghi trên. Nếu bỏ đường vô sau cùng thì các xơ chanh sẽ chìm lỉm hết ngon. Nhớ đổ nước mắm vô sau cùng.
Làm nhiều thì tăng số luọng lên. Dương nhiên.
Ngon dở ráng chịu.
Ngon dở thì tôi không biết nhưng khi viết xong đã chảy nước miếng rồi bà con.:-)

Kính Tặng Hương Hồn Mẹ

Tô Phúc Tường và các con của Mẹ
Mẹ ra đi trong bình an êm ả,
Để bùi ngùi luyến tiếc lại cháu con.
Hương hồn Mẹ hẳn vẫn còn đâu đó,
Có hay chăng đám cháu con khóc thầm.

Chúng con nhớ những ngày xa xưa trước
Nơi quê nhà Mẹ tần tảo nuôi con.
Vai từ mẫu, vai vợ hiền, dâu thảo,
Mẹ lo tròn không một chút vãn than.
Đầy gánh nặng trên hai vai gầy guộc,
Mẹ dắt dìu dậy dỗ lũ con ngoan.

Trong khói lửa đạn bom rơi tan nát,
Mẹ cõng dìu che chở lũ cháu non,
Để con Mẹ yên lòng nơi công tác,
Đỡ lo âu bận bịu với đàn con.

Ngày thanh bình Mẹ tươi cười nhẹ nhõm
Hết đi rồi những sợ hãi đau thương.
Cảnh đoàn tụ yên bình Mẹ vui hưởng,
Bên chồng con và thân hữu mến thương.

Các con Mẹ đã nên người dân tốt,
Mẹ an lòng vì đàn cháu Mẹ ngoan.
Hôm nay đây mọi việc đã an toàn,
Me giã biệt ra đi không trở lại.

Vĩnh biệt Mẹ, ôi hình hài yêu dấu!
Trong chúng con, hình ảnh Mẹ không phai.
Nơi đất Phật, cầu mong Mẹ Thanh Thản,
Linh hồn Mẹ siêu thoát cõi Niết Bàn.

Wednesday, April 9, 2014

Chổng trong ca dao VN

Anh Trần Quang Dương:

I remember a VN saying which includes the word "CHỔNG". This shows that chổng philosophy dates a long time back in VN history
Ăn no ngủ kỹ chổng tĩ lên trời mười đời không chết
This is good news as all Mitchongs are likely to enjoy a very long life.

Anh Nguyễn Lương Bình:
Anh Long đã nêu lên 1 câu ca dao VN nói về chổng.

Đúng vậy, trong ca dao VN có rất nhiều câu nói về chổng. Xin đọc các câu ca dao dưới đây.

Ăn không biết no, vô lo vô nghĩ
Ăn no ngủ kỹ chổng tĩ lên trời.
Cây cao bóng cả chẳng ngồi,
Ra đứng chỗ nắng trách trời không râm.

Đi đâu mà chẳng lấy chồng,
Người ta lấy hết chổng mông mà gào.
Gào rằng: Đất hỡi trời cao,
Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng.
Ông Trời ngoảnh mặt mà trông,
Mày hay kén chọn ông không cho mày!

Canh nông sớm tối ngoài đồng,
Suốt ngày cặm cụi chổng mông lên trời.
Bữa ăn như bữa vét nồi,
Đói cào đói rã mồ hôi ướt đầm.
Sống gì sống tối dống tăm,
Khổ ngày khổ tháng khổ năm khổ đời.
Bắc thang lên hỏi ông Trời,
Cớ sao nỡ để kiếp người đắng cay?

- Cô kia tội lỗi về đâu,
Ngày ngày em chổng phao câu lên giời.
- Này anh Cả anh Hai đó ơi,
Bây giờ nông vụ chí kỳ,
Em mà không chổng lấy gì anh xơi ?

- Thân em tội nghiệp vì đâu
Ngày ngày em chổng phao câu lên trời.
- Bây giờ nông vụ chí kỳ
Em mà không chổng lấy gì anh ăn?

Hồi nào ăn đâu ở đâu,
Bây giờ lại chổng phao câu lên trời.

Người ta kén vợ kén chồng,
Thân tôi gái góa chổng mông mà chờ.


Ô kià con cái nhà ai,
Cái váy thì dài, áo ngắn ngang hông!
Thấy ai dương mắt ra trông,
Nghề nghiệp chẳng có, chổng mông kêu trời.

My VN Trip in August 2004

Nguyễn Văn Tư

Nhập cảnh

Trờ về VN sau 14 năm, điều đầu tiên tôi để ý là phi trường tân tiến hơn. Tuy nhiên, cách làm việc ở quày kiểm tra thủ tục tôi được nhắc là mình vào 1 nước CS. Có khoảng 300-400 người chờ làm thủ tục, chỉ khoảng a dozen European faces. Hầu hết là Việt kiều về thăm gia đình. Chờ qưeue thât dài, 10 phút chưa thây nhúc nhích. Nhìn lên trên đầu hàng thì thấy khoảng 5-10 phút mới xong 1 người. Hơn 1 tiếng đồng hồ cũng tới phiên mình. Cán bộ mặt hầm hầm hỏi: Anh tên gì? Rồi Ðẻ ở đâu? Hàng bên cạnh, co một gia đình 6 người mà điền có một form. Cán bộ Hải quan bảo đi điền hết rồi nối đuôi trở lại (fair enough!) Nhưng một chốc bà vợ xách tập hồ sơ cho anh cán bộ xem va nói gì đó. Cán bộ cười cười, kêu gia đình đó trở lại, bảo chủ gia đình đứng đó điều 5 cái forms và mọi người đàng sau rán mà chờ. ( Em rể của ba xã từ My về cũng trong mấy ngày đó có một kinh nghiệm đặc biệt hơn nũa- Anh chàng này quên check Nam hay Nữ trong cái form nhập cảnh, Cán bộ bảo là chưa complete form, bảo đi ra sau nối đuôi trở lại.)

Kinh nghiệm cửa hải quan đầu tiên đó làm tôi sợ không muốn về nửa. Qua cửa khám hành lý thì lại khác hẳn. Không có gì khai báo thì đi thẳng ra luôn không soát xét gì cả.

Ðường phố Saigon

Trên đường về Ngả Ba cây thị tôi thấy có nhiều thay đổi, nhà cao tầng xây cất qua chừng... Cuộc sống tấp nập và sung túc hơn 14 năm trước rất nhiều. Từ Quán Trung Thành củ về chổ tụi này ở 14 năm trước mà cứ đi lộn vô ngỏ khac 2-3 lần mới đến đúng ngỏ.

Từ Gia định củ về Saigon, đường nào cũng đông nghẹt người và xe gắn máy. Bây giờ có nhiều xe gắn máy sản xuất từ Trung Quốc. Xuống đến trung tâm Sai gon đường bớt kẹt hơn. Phần lớn đeo khăn che mặt. Không đeo khăn thì đi một chốc là miệng có khá nhiều cát ( phổi cũng hứng khá nhiều buị)

Có vài thay đổi làm Sai gon đẹp hơn:

- rạch Hai Bà Trưng, Truơng Minh Giảng, Cầu Bông, Thị nghè được giải toả, hai bên có dường trải nhựa và trồng cỏ , nước tương đối trong hơn, mặc dầu nước cống vẫn còn đổ ra đó.

- Khu ga Saigon được san bằng, biến thành công viên trồng cây xanh, coi mát mắt và thơ mộng ngay giửa lòng thành phố. Khu bờ sông Chánh hưng cũng đang đươc giải toả - với sự giúp đở của Nhật.

- Một cầu mới nối thẳng khu cầu muối Chánh hưng về Tân thuận, phiá nam Saigon - Một khu như là khu millionaire đươc xây cất ở vùng đó. Nhà , biệt thự, khu thương xá rất tân tiến. Nhưng phần lớn có lẽ là dân Ðại hàn, Tai wan và Japanese và cán bộ Ðảng mới có đủ tiền mua nhà bên đó.

- Tụi này được đưa đi ăn ở nhà hàng Bình Quới 2, bên cạnh bờ sông qua khu Thanh đa chừng 10 cây số. Nhà hàng phục vụ smogasbord hay buffet, mỗi người chừng $VN40,000 ($US2.70), ăn theo khả năng bao tử. Nhà hàng kh1a sạnh, rộng rãi, ăn ngoài trời rất thoải mái.

Có nhiều lều, mỗi lều một loại thức ăn VN, tôm cua, sò, thịt nướng , cá chiên cá nướng, bánh, rau chua, rau sống các loại, chè đủ loại. Sau đó có đi tàu tham quan một vòng. Ði ngang khu Tân thuận thấy dọc theo bờ sông là những biệt thự rất lớn, rất sang, rất đẹp. Bà con địa phương cho biết đó là những biệt thự của cán bộ Ðảng và nhà nước... phần lớn để trống.

Về Ðà nẵng

- Tôi và Tony, một người bạn Kiwi, đi về Ðà nẳng 3 ngày. Dịch vụ bán vé máy bay khá thuận tiện. Chỉ cần gọi điện thoại book vé là họ đem vé tới tận nhà trong vòng 24 tiếng. Dịch vụ máy bay Air VN bây giờ khá tốt, flight attendants khá lịch sự, biết cười chứ không giống hồi xưa (kể cả trước 75). Nếu ở hotel thì không phải tiếp xúc với công an cảnh sát. Nhưng ở Dà Nẵng, nhiều Hotel vẫn có giá riêng cho người Việt và Tây.


- Ðà nẵng thay đổi rất nhiều. Nhiều người nói là Ðà nẵng bây giờ là thành phố đẹp nhất VN. Tôi chưa biết các thành phố khác ra sao nên không dám xác định điều đó. Nhưng đi dọc theo bờ sông Bạnh Ðàng (Sông Hàn) buổi tối thì thấy khá đẹp và thơ mộng.


Bach Dang at Night

 (Hình ) Có cầu mới xây nối An hải và Trung tâm Da nẵng. Ðèn màu hai bên rất đẹp. Dọc theo sông , họ xây đuờng đi bộ rất rộng, lót gạnh đẹp, đèn nhiều màu... (xem hình)

Từ Thanh Bình (Gần Cầu vồng xưa) ra đến Nam ô và đèo Hải vân họ giải toả slum doc theo bờ biển, xây chung cư thụt vào cách biển chừng 200 m cho dân bị mất nhà. Rồi xây đường lộ rộng rãi, với pavement cho người đi bộ rộng rãi suốt 15- 20 km dọc theo bờ biển. (hình).


Da Nang Beach

Trong khi đó đất bên kia đường lộ thì chia lô 100 m2 một lo bán đấu giá. Tôi nghe nói là mỗi lô giá lên tới $US80,000. Với giá đó thì không biết ai mua nỗi , ngoại trừ new red capitalists.

Làng quê

Trong 3 ngày ở Ðà Nẵng, tôi về quê củ ở quận Ðiện Bàn cách ÐN khoảng 20 km cạnh quê của Trần quý Cáp. Khi xưa đi cả cây số mới có 1 cụm nhà . Bây giờ nhà san sát bên nhau. Ðường ở làng quê tôi bây giờ có trải xi măng sạch sẽ, nhưng không rộng đủ cho xe hơi đi. Năm 1979 khi tôi về đây thăm thì dân làng rất nghèo, mấy người bà con tôi phải làm ruộng dưới hình thức tập thể và hợp tác xã nên không ai đú ăn. Tôi nhớ hồi đó, nhà nào cũng chứa phân và nước tiểủ trong bình, xô để nộp cho hợp tac xã lấy điểm. Bây giờ thì đưọc khóan, ai làm nhiều làm giỏi thì hưởng, nên cuộc sống của dân chúng đở hơn. Nhà gạch nhiều hơn. Có điện nước và điện thoại nữa.

Nhà một người cháu tôi đi dạy học có PC mới mua và internet connection. Khoảnh đất ngôi nhà củ của gia đình tôi khi xưa bây giờ là của một gia đình cán bộ. ( Note: Gia đình cha mẹ tôi khi xưa là nông dân không có đất tư nên khi đó đất nhà cũng là đất công và vì chiến tranh thì bỏ nhà chạy ra tỉnh, rồi không ai trở về thì người khác ở là hợp lý thôi)

Con sông chảy ngang qua làng tôi vẫn còn đó, nhưng đáng tiếc là không thấy ai bơi ai tắm. Hỏi ra thì mới biết là sông đó bây giờ dơ dáy vì họ bỏ heo chết gà chết dưới đó. Tôi hỏi lý do tại sao thì bà con tôi cho biết có một số người có chức co quyền nuôi heo, heo bị dịch chết, họ không dám đem chôn trong vườn vì sợ ma heo về nhát nên họ quăng xuống sông. Cứ như vậy, sông mất vệ sinh không còn bơi tắm được nữa. Hôm đó trời thật nóng, nếu sông còn sạch như xưa thì chắc tôi đã xuống tắm rồi. Sông này chưa bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu, là nơi tôi tập bơi đầu tiên, rồi năm này sang năm nọ vui thú bơi hằng giờ số khi về nghỉ hè, là nơi say mê câu cá, dầu mỗi lần nhiều lắm chỉ câu được 1 chục cá lớn bằng 2 ngón tay.

Thăm bà con, thăm mộ cha mẹ, thăm mộ anh, thăm mộ mấy chú mấy bác xong tôi cùng mấy cháu (drivers) và ông bạn Tony lên xe Honda đi về Hội an.

Hội An - Phố cổ

Hội an là nơi tôi đi học từ lúc 8 tuổi đến xong Tú tài 1. Mục đích chính là thăm gia đình mấy anh chị họ. Nhưng cũng có dịp thăm lại nơi có nhiều kỷ niệm đời niên thiếu học trò nhất. Hội an được mở rộng hơn khi xưa nhưng phố cổ Hội an vẫn như xưa. Và nhờ cắc phố cổ đó mà Hội an trở nên một nơi du dịch được nhiều người Âu Mỹ ưa thích. Thị xã Hội an tương đối sạch sẽ. Chùa Cầu đối với tôi chẳng có gì lạ, nhưng bây giơ trở thành môt tourist attraction. Hội an còn nhiều Chùa như Chùa Phước Kiến, Chùa Bà Mụ được tu bổ cũng là những attractions. Tuy nhiên Hội an còn có thêm 2 đặc điểm thu hút khach du lịch đáng để ý.

Thứ nhất là đêm lồng đèn. Trước đây mỗi tháng nhằm đêm rằm, Hội an tắt hết điện, chỉ dùng lồng đèn thắp ngoài đường và trong nhà. Bây giò người ta làm mỗi tuần 1 lần (hay 2 lần vào mỗi cuối tuần) . Tôi không về thăm vào cuối tuần nên trật ngày. Nghề làm lồng đèn trở thành một nghề đặc biệt của Hội an.

Thứ hai là may aó quần. Hội an có hơn 200 tiệm may cho du khách. Giá may rất rẻ. Hàng vải nhập cảng gồm đủ loại với phẩm chất cao mà hình như không chịu thuế nhập nên rất rẻ. Phần lớn may qua đêm, hoặc 24 tiếng đồng hồ. Công may 1 quần tây chỉ có $50,000 1 cái ($US3.3) Kiểu nào họ may cũng được. Chỉ cần cho họ thấy hình là họ may được. Ðó là lời của 2 người bạn tôi người Kiwi sang thăm Hội an và may aó quần. Một người sang thăm Hội an lần đầu năm 2000, trở lại năm 2001 đem theo cha mẹ và may bộ áo cưới (bride wedding dress) với giá $NZ50. Ðiều đáng lưu ý là người dân ở đây không nói thách, không bắt chẹt, họ vẫn chất phát thật thà như ngày nào.

Thăm xong bà con, trời qua nóng tôi vôi vàng ra tắm biền ở Cửa Ðại. Giửa cái nóng hừng hực 35-35 độ C mà dược dầm mình dươi nước biển trong mát thì thật là tuyệt vời.

Ðà nẵng co hàng chục cây số bờ biển cát trắng, nước trong, sóng nhẹ, tắm thật là đã. Sau lần tắm ở Cửa Ðại, Hội an tôi còn được tắm hai lần nữa ở Bãi Mỹ khê (China Beach) Ða Nẵng và bãi gần Nam ô. Ở bãi gần Nam ô có nơí cho thuê Jetski, với gián $US50 per hour. Tôi không biết đối tượng khách hàng là ai mà giá đăt như vậy.

Ngư dân Kéo lưới


Keo Luoi

Khi tắm ở bãi Mỹ khê chúng tôi được dịp xem dân đánh cá kéo lưới. Lưới dài khoáng 1000m, mỗi đầu có khoảng 3-4 ngươì trên bờ kéo vào. Một chiêc thuyền bầu ở ngoài theo dõi lưới. Họ kéo chứng 3-4 tiêng đồng hồ lướo mới vào đến bờ. Tôi và Tony cũng tham gia góp tay keó lưới với họ. Thật là năng nhọc. Khi lươi vào đến bờ mới biết lý do; Lưới lổ (mesh) thật nhỏ. Năm thước lưới ở giữa dày như mùng che muổi. Bao nhiêu ngưồi làm việc như vậy chỉ kéo lên được chừng 2 ki lo cá nho nhỏ cở 2 ngón tay - trị giá $US2 or 3 (xem hình). Cuộc sống của ngư dân nghèo thật là cực khổ.


Keo Luoi, Da Nang

Khu du lịch nghỉ mát tương lai

Gần bãi biển Nam ô (chừng 10km trên đường đi Huế) có một khu nghỉ mát Ba Na trên đồi cao - 1000m altitude - nghe nói có khí hậu như mát như Ðà lạt. Từ bãi biển Nam ô lên đó khoảng 5 km. Ðây là chổ vửa nghỉ mát vừa tắm biển tuyệt với co lẽ vài nam nữa sẽ trở thành nơi du lịch thịnh hành của dân Á châu vì Ðã có đường bay quốc tế direct tới Ðà Nẵng từ Hong Kong, Bangkok, Taipe..

Lương giáo viên

Tôi có mấy ngươì cháu dạy học ở Trung Học và Tiêu học ở Ðà nẵng. So với 10 năm trước thì cuộc sống giáo chúc bây giờ đở hơn nhiều. Lương giáo viên tiểu học chừng 1.3 triệu đồng VN. Lương giáo chức Trung học khoảng 1.5 triệu đồng. Không nhiều nhưng tạm đủ sống.

Gặp bạn Mit Ex Kiwi

Trở về Saigon, tụi này có dịp gặp các bạn Mit Ex kiwi , ăn trưa tại nhà hàng Saigon Xưa nhờ sự sắp xếp của Long và Tuyền. Có Trần bá Tước , Buì Hồng Cẩm & wife, Vu Phuong Diệm, Mr & Mrs Trần Hữu Chinh, Bui Việt Long, Hồ bảo Bình, Tô Phuc Tuong, Prof Nguyen Hữu Phuơng, Hùng và wife. (Tụi này chưa gặp anh Hùng này lần nào ) Ăn xong anh chi Cẩm , Tuyền và BV Long dẫn tụi này sang phòng Karaoke nghe anh chị Cẩm, Long và Tuyền hát. Ai nấy đều có giọng ca tuyêt vời nhưng người được dàn Karaoke nominate " Perfect Singer" là Tuyền. Anh Cẩm , chị Tâm (Vợ anh Cẩm), và BV Long cũng hát hay hơn ca sĩ chuyên nghiệp, có lẽ vì nhờ cái yếu tố không chuyên nghiệp nên hát với tất cả tâm hồn… thật là ruuung động…


Mit Chong SG


Chinh, Cẩm, Long, Tuyền, Bình



Liễu, Mến, Hùng, Diệm, Tước, Tony, Chinh, Cẩm



Diệm, Tước, Tường, Tony, Cẩm, Chinh

Vũng tàu

Tụi này cũng có dịp đi thăm Vũng tàu. Vũng tàu bây giờ thật đẹp. Nhiều nhà mới, gạch ngói nhiều màu được xây lên thay cho những căn nhà lụp xụp. (xem hình chụp từ trên dồi có tượng Chúa.) Ðường phố được mở rộng. Bãi trứớc bãi sau đều giải toả. Ðường dọc theo bãi trước ra bãi sau, và dọc theo bãi sau trồng cây hoa kiểng hai bên rất đẹp. (xem hình) Vào ăn ở những quán quốc doanh bây giờ cũng đươc phục vụ lịch sự, với nhiều món ăn ngon, nhanh chóng cứ không phải như khi xưa.


Vung Tau Town

Ðiều bực mình mà cũng tức cười là cách làm tiền của cảnh sát lưu thong Vũng tàu. Ðường lộ từ Vũng tàu về Sai gon rất rộng, thằng tắp, rất tốt, nhưng trong vòng 10-20 km xung quanh Vũng tàu, xe chạy thật chậm. Hỏi tài xế mới biết rằng speed limit la 30 kmph. Nếu đi nhanh hơn sẽ bị phạt tiền nặng . Vì giửa đường lộ có trồng cây kiểng. Hàng chục cảnh sát núp sau những cây kiểng này tay cầm laser speed camera. Ai đi quá 30km là cảnh sát ra khỏi lùm cây, ra hiệu cho xe ngừng và phạt - Tài xế cho biết là phạt khoảng $VN200,000 trở lên , tuỳ vận tốc. Tụi này được dip chứng kiến cảnh sát du kích lù lù ra mặt chận nhiều xe. Ðiều đặc biệt nữa anh tài xế nói là họ không phạt những xe có bảng số Vũng tàu.


Bai Sau Vung Tau

Overall Impression

Kinh tế dất nước VN khá hơn. Mức sống của dân chúng cải thiện khá nhiều. Hạ tầng cơ sơ đường sá, khuôn mặt của các thành phố và thôn quê khác hơn 14 năm trước rất nhiều. Có nhiều thay đổi trong khung cảnh, kinh tế, xã hội tại Vn for the better. Việt nam máy mắn nhờ có những lực đẩy đàng sau từ bên ngoài mà nhà cầm quyền VN không thể chống lại được: Sụp đổ của Liên xô, thay đổi ở Trung quốc. Ngoại trừ những người có chức quyền trong guồng máy chính trị, an ninh, kinh tế nhà nước và những ngưòi có tài kinh doanh trong 1 xã hội mà luật pháp trong tay giới cầm quyền trở nên giàu có. Phần lớn dân chúng có mức sống cao thoải mái, hoặc có vốn làm ăn nhỏ nhỏ là nhờ có sự giúp đở của thân nhân nước ngoài. Gia đình nào không thuộc các thành phần trên thì cuộc sống vẫn rất chật vật.

Tuesday, April 1, 2014

Về thăm Việt Nam 7-3 đến 20-3-2007

Sau 4 năm, Hạnh, Tường và tôi lại về thăm VN. Xin ghi lại vài dòng để chia sẻ cùng các bạn ex-kiwis.

Gặp gỡ MitChong:

8-3 Sài Gòn Xưa

Tôi đã e-mail trước Bùi Việt Long nhờ ông bạn hiền tổ chức cho 1 buổi gặp mặt, và đã tính trước là vào tối 8-3. Về SG 7-3 gọi cho Long thì bạn hiền bận công việc đến giai đoạn critical nên không còn nhớ ngày giờ gì cả và chưa làm gì hết. Long sorry và bắt đầu gọi điện thoại kêu gọi các MC Saigon. Đến chiều 8/3 đến nơi hẹn tại nhà hàng Sài Gòn Xưa ở đường Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân cũ) thì các bạn lục tục đến, được 6 cặp Cẩm Tâm, Chinh Sáng, Tuyền Liễu, Long Thủy, Quang Vân (xin lỗi giờ không nhớ chắc tên chị Ngô Đức Quang, xin các bạn SG sửa giùm), 2 MC chổng  Ngô Đức Long và Trần Trọng Việt, vợ không có mặt tại SG. Thiếu 2 khuôn mặt thường xuyên Trần Bá Tước và Hồ Bảo Bình bận việc không đến được. Thế hệ trẻ có cháu nội (ngoạỉ) của Tuyền Liễu và Tường, con trai tôi.



Hàng trước: Tâm, Sáng,  Thủy, Hạnh,  Vân, Liễu, cháu  nội Tuyền Liễu
Hàng sau (đứng sau vợ):  N Đ Long, Cẩm, Chinh, B V Long, Tuấn, Quang, Tuyền
(Chụp ảnh: Tường)

Hơn 30 năm tôi mới gặp được anh Ngô Đức Quang. Hồi ở Auckland anh Quang ở cách hostel của Triết và tôi 1 block và tụi tôi vẫn qua lại thăm anh. Anh Quang ít tham gia sinh hoạt MC ở SG, nên lần này gặp được anh chị là 1 may mắn và vui mừng lớn cho tôi. Đây cũng là lần đầu tiên được gặp Ngô Đức Long từ 1972 ở Auckland, và Trần Trọng Việt (lần đầu được gặp). Kéo được Việt tới là 1 tình cờ, vì nói chuyện các MC bảo là khi ra Hà Nội có thể gặp Việt và 1 người gọi cho anh, mới biết anh đang ở SG, và Tuyền với special connection với Việt, đã mời được anh đến nhà hàng chung vui. Tôi vẫn còn nhớ vài câu lục bát của Việt bèn xổ ra cho anh nghe:

Tôi đi gió lộng mù suơng
Trăm năm se sắt một đường tóc bay

Trong bữa tiệc, vợ Việt ở Hà Nội gọi điện thoại cho anh, và Việt đưa phone cho Chinh để confirm là đang vui chơi lành mạnh với các bạn MC đứng đắn. Thật là:

Tôi đi gió lộng mù suơng
Trăm năm chẳng thoát lưới nàng kiểm tra

Việt hỏi thăm Yến Tuyết. Tôi sẽ gởi điạ chỉ e-mail của Việt cho Tuyết sau.

Vì là ngày 8/3 nên câu chuyện cũng xoay quanh các bà. Nào là đọc thơ (mà anh Bình và Tuân Như đã post trên MC forum):

Mừng ngày mồng 8 tháng 3
Tui giặt dùm bà cái áo của tui!

Các phát biểu sau đây được ghi nhận (nhớ lại và chưa hẳn là chính xác, vì tôi trí nhớ bây giờ khá kém):

Chinh: Vợ ta thay cha mẹ săn sóc ta, dạy dỗ ta. Vậy ta nên thành thật và khai báo với vợ những chuyện mình làm, để xong những việc cuả ta (mà cũng là việc của vợ ta).

Anh chị Cẩm Tâm bao giờ cũng là cái đinh của party, với những câu phát biểu bạo:

Anh Cẩm:
Bạn gái: Anh có thích chơi cầu lông (badminton) không?
Cẩm: Môn thể thao nào mà có lông thì anh đều thích cả

Chị Tâm: Các ông thu hút các bà qua cách nói chuyện, nói lăng nhăng bằng miệng nghe cho vui, có thể nói là các ông "đĩ miệng".

Hôm đó các mỗi một cặp đều chụp 1 ảnh kỷ niệm, lấy nền là cây cối hồ nước ở nhà hàng. Rất tiếc là cái máy ảnh của tôi bị mất ngày 11-3, tiêu hết các ảnh các anh chị và ảnh có Trần Trọng Việt. Ảnh post là từ máy Bùi Việt Long, bị hết battery nửa chừng nên cũng thiếu.

Saigon bây giờ traffic jam hơn hẳn 2003. Các anh chị Chinh Sáng và Cẩm Tâm bị kẹt traffic cả 1 giờ trên đường. Taxi đi thường bị kẹt và chờ lâu.

12-3 Nhà anh chị Cẩm Tâm

Long Thủy và tụi tôi đi taxi đến nhà anh chị Cẩm Tâm ở Gò Vấp. Nhà khó tìm, anh Đinh Văn Quí đi xe ôm đến tìm không ra, phải gọi điện thoại và chị Tâm xách xe ra rước về. Khách đến có: anh Đinh Văn Quí, Chinh Sáng, Tuyền Liễu, Long Thủy, Tuấn Hạnh, Nguyễn Hữu Phương. Đặc biệt có anh Phan Tiến Nam, bạn thân với các MC làm ở Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ. anh Trần Bá Tước không đến được, gọi điện thoại lại nói chuyện với anh Quí và tôi.

Anh Cẩm đãi khách bằng 3 loại rượu bia: rượu bí truyền "ông uống bà khen", Johnny Walker và bia Tiger. Nhà anh chị Cẩm Tâm là 1 biệt thự lớn. Sân đậu được 2 xe hơi và hàng chục xe gắn máy thoải mái. Tiệc dọn ngoài sân  gồm có các món hải sản xuất khẩu do anh Chinh đem đến: tôm Nga, Ốc Thổ Nhĩ Kỳ, mực .. Chủ nhà đãi bánh nếp, ốc và bún tôm rất đặm đà. Một số đông khách tuy không được mời là mà đến là các chú muổi. Chiếc vợt giết muỗi được sủ dụng liên tục, những tiếng tách tách khi đánh vào muỗi nghe rộn rã như pháo Tết.



Ngồi: Liễu, Thủy, Hạnh, Sáng, Tâm
Đứng: Phương, Tuyền, Quí, Long, Tuấn, Chinh, Cẩm, Nam

Ăn nhậu và câu chuyện thật sôi nổi. Sau đó chị Tâm đem ra 1 guitar và chương trình văn nghệ bắt đầu: Chị Tâm và anh Cẩm với bài Green Fields, Tuyền với 1 bài của Phan Huỳnh Điểu, Trần Hữu Chinh với bài Hãy Yêu Nhau Đi của Trịnh công Sơn, anh Nam với Mộng Dưới Hoa (?) của Phạm Đình Chương. Mọi người ca rất hay và thoải mái. Riêng tôi như kiến bò chảo nóng, vì đang lo bị chủ nhà gọi đích là ca nhạc sĩ và bắt hát. Than ôi, nhạc sĩ lèo và cả chục năm không cầm đàn thì làm ăn cơm cháo gì được. Hồi ở Houston năm ngoái bị anh Khổ kêu, còn lấy cớ không có guitar, chứ ở đây thì hết đường. Bí quá, tôi muợn giấy bút của chị Tâm, chép lại bài hát ngắn nhất dễ nhất lên giấy, cầm cái đàn bấm chỉ 1 chord Am làm luôn một lèo cho xong. Cả ca sĩ và khán giả đều .. thất vọng não nề vì nghe dở quá. Thấy thế, Tuyền cứu bồ bằng cách đánh lại bản nhạc và kêu tôi hát lại. Nhờ có Tuyền giúp nên lần thứ hai đỡ hơn được một chút,  ít nhất thính giả còn có idea là bài hát nói cái gì. Thật là xấu hổ ..

Cuối buổi tiệc, anh Nam đưa anh Quí về đường Minh Phụng quận 11, và chúng tôi về Lý Chính Thắng quận 3. Hôm sau anh Quí về Úc và tụi tôi đi tour Hà Nội.

13-3 gặp anh Lê Quý

Vừa đến Hà Nội, tôi gọi cho anh Lê Quý. Anh đang đi làm việc ở Hà Tây và hẹn gặp ở quán Ngon, đường Phan Đình Phùng. Anh có mời thêm 2 cặp nữa: Ross Helene và Lập Giang. Ross chuyên design các sân golf và đã làm 200 sân golf. Ross có mang theo 1 coffee table book về các sân golf and đã design (anh Quý cầm trong ảnh). Giang là kiến trúc sư trưởng trong project Pacific Palace của anh Quý (his current love), và chồng là Lập, cũng là 1 building engineer. Anh Quý xem chỉ vào khoảng dưới 6 bó trong khi tuổi thật đã 7 bó rồi. Rất vui tính niềm nở. Lần đầu tiên gặp anh mà anh đối đãi thân tình như bạn đã quen lâu năm, mối liên lạc MitChong thật là đặc biệt. Anh hát cho bàn tiệc các bản nhạc anh viết, mỗi bản một hai câu, trong đó có bài mới nhất chưa phổ biến.




Quán Ngon: Lập, Giang, Quý, Ross, Helen, Hạnh, Tuấn

Sau bữa anh, Ross và Helen ra về, còn lại 5 người xuống phố ăn chè. Trên đường đi, anh Quý ngừng taxi chỉ cho xem "người yêu" hiện nay của anh: toà nhà Pacific Palace, trên đường Phan Đình Phùng, sẽ xong tháng 6 năm nay.



Quán chè, ông chủ là 1 diễn viên hài TV (Phạm ?), ở ngay vỉa hè, rất đông khách. 5 người chộp ngay 5 ghế đẩu ngồi xuống và gọi 5 bát "chí mà phù". Tiệm 10 giờ mới đóng của nhưng đến 9:30 đã hết chè, không tiếp khách nữa.



Quán chè - Ảnh do ông chủ tiệm chụp giúp

Tôi thật phục tính năng động và lòng quý mến bạn MC của anh. Chỉ mong mình có được trái tim trẻ trung và yêu đời như anh.

Tối 16-3 anh lại rủ ăn tối nữa với vài người bạn khác, nhưng tụi tôi từ Hạ Long về trễ, hơi mệt nên xin lỗi anh không đến được. Về SG gọi giã từ anh trước khi về Canada, anh lại gọi điện thoại cho ca sĩ Quỳnh Lan, và QL gọi điện thoại cho tôi rủ đến phòng trà cô ấy hát. Tiếc quá, hôm sau tôi có chuyến bay sớm, nên đành từ chối.

Tour miền Bắc (13-3 đến 17-3)

Về đến SG tụi tôi mới đi tìm tour. Cũng hơi confusing, vì nhiều nơi quảng cáo tour chỉ là đầu mối, không phải là công ty tổ chức. Cùng Phương em của Hạnh đi tìm tour. Đến Saigon Tourist thì 1 tuần nữa mới có tour book được khách sạn, máy bay, không kịp ngày về Canada. Chạy qua Hoà Bình Tour, có được 1 tour khởi hành sau đó 4 ngày. Giá cả khá rẻ, $US 330/ nguời. Trong đó vé máy bay đã khoảng $100. Còn lại 240 cho 5 ngày 4 đêm, chỉ $48 1 ngày kể cả khách sạn, ăn uống, admission, tour guide thì rẻ chán ..

Đến ngày lại địa điểm tập trung thì hoá ra là tour operator là Văn Hoá Việt, không phải là Hoà Bình, và danh sách họ không có tên mình. Ông coordinator ở đây lo gọi lại Hoà Bình, confirm, lo book vé máy bay, gọi taxi đưa ra phi trường, và lên máy bay di đúng giờ. Thấy họ làm việc rất efficient. Trên đờng đi tour, anh chàng tour guide tên Nguyên làm việc cũng rất hiệu quả, các nơi đến đều xắp xếp chu đáo, trên xe làm MC giới thiệu các nơi đi qua và nói chuyện joke có duyên chẳng khác MC Việt Thảo. Đoàn tour 45 người anh ta dẫn đi không bị trục trặc gì. Lần sau về tôi cũng sẽ đi các tour tổ chức cho tiện.

Thời tiết không được tốt lắm, ngày nào cũng mưa phùn, trời sương mù, chụp ảnh không đẹp. Hôm cuối đi Lăng Bác và chùa Một Cột, bị mưa nặng hạt không có chỗ trú.

Trừ ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng những người bán postcard khá aggressive, còn các nơi khác bán hàng và chụp ảnh chào mời 1 lần thôi, nếu từ chối họ không bám theo nài nỉ.

Ghi lại vụn vặt

Shopping:

Nghe Doc Ưu khen Mekong Ký Sự (MKKS): Vào Xuân Thu thấy chỉ có 12 tập, thiếu 2 tập. Không mua mà thay bằng Hỏa xa ký sự 5 tập và 1 số Video du lich VN (Đi tour xem chưa đủ nên mua thêm video xem gỡ gạc). Chạy ra Huỳnh Thúc Kháng thì có MKKS sao chép, 12000 đ/ tập. Lúc mua thấy 1 Việt Kiều Úc mua một lô Video ca nhạc, anh ta tự tay gói thêm mấy lớp giấy nhôm cho chắc ăn, và có vẻ tin tưởng biện pháp này lắm. Lúc ra phi trường, Mấy cái DVD mua có niêm, nằm trong hộp, không có giấy nhôm, nằm trong 1 carry on, nhưng cô kiểm soát chẳng hỏi han gì cả. Nhưng dĩa lậu gói giấy nhôm bị phát hiện ngay. Chỉ có 14 dĩa lậu mà lại là DVD tài liệu nên cô kiểm soát cho đi luôn không làm khó. Coi bộ lời khuyên dùng giấy bạc bọc CD bị phản tác dụng, chẳng khác gì "lạy ông tôi ở buị này".

Giá laptop coi bộ đắt hơn ở Canada. Hình như nếu vào VN phải khai thì khi ra phải đem ra lại, không tặng lại người nhà được.

Hồi bị mất máy ảnh, tôi tìm cái khác thay. Vào tiệm lớn cũng đắt hơn 40%, nhưng ở Thương Xá Nguyễn Huệ giá lại rẻ tương đương như Canada, memory card thì rẻ hơn 1 SD 2GB chỉ $US 22 . Về lại Canada, thấy giá vẫn còn $50. Ông em ở VN nói hàng ở Thương xá NH có lẽ do phi công tiếp viên mua duty free về bán lại nên rẻ hơn.

Văn nghệ:

Nghe nói nhạc Đức Huy đang được ưa chuộng ở SG. Chỉ có dịp 1 tối đi phòng trà Yesterday, góc Nguyễn Thông - Lý Chính Thắng gần nhà. Chương trình từ 8:30 đến 10:30 tối, khoảng 5-6 ca sĩ, mỗi ca sĩ chạy show hát 3 bài rồi đi. Được nghe 3 ca sĩ đã từng hát CD Có Một Tình Yêu  là Quang Minh, Xuân Phú và Xuân Trưòng. Yesterday hát nhạc nhẹ và xưa, các ca sĩ đưa vào vài bài của Đức Huy, thậm chí có 1 bài hình như là của Lam Phương cũng được ca sĩ nói là của ĐH. Giải trí ở Yesterday quá rẻ, 1 ly nước chỉ 50,000 ($US 3) và được nghe nhạc sống và ngồi phòng điều hoà tránh nóng SG.

High points:

Ăn uống: nếu quên các bài báo nói về các hoá chất nhiểm vào thức ăn, H5N1 thì các món ăn, trái cây, tươi, đa dạng và rẻ. Tôi chỉ né mắm tôm mắm nêm và nem gỏi, còn lại làm tuốt. Các quán ăn tiếp đãi chu đáo, giá rẻ. Bữa ăn ở Sài Gòn Xưa, 16 người ăn, 3 người phục vụ, bia Heineken mỗi nam MC uống hàng 2-6 chai, tổng cộng chỉ tốn $100, thêm "tip". Dân SG thường không Tip hay Tip rất ít số tiền lẻ còn lại, nhưng service rất tốt. Trong khi đó các restaurant Canada, service phải ới mãi waiter mới đến, mà típ dưới 10% là cứ yên tâm là sẽ bị waiter mắng sau lưng.

Dịch vụ, giá cả mặt hàng rất tốt: customer được salesman săn sóc kỹ. Vào Thương Xá Nguyễn Huệ mua quần áo buổi sáng, nhờ lên gấu quần chiều lấy. Chiều đến không có biên nhận, cô bán hàng vừa thấy mặt là nhớ, đưa quần ra. Hỏi biên nhận thì tôi nói bỏ quên ở nhà rồi, cô vui vẻ giao quần áo và nói chú về xé bỏ giùm biên nhận cho cháu. Khác hẳn bên North America, càng ngày càng gặp voice response và line-up, service có không vừa ý cũng chẳng biết kêu ai.

Dân VN trong nước friendly vui vẻ, nếu có ý định moi tiền Việt Kiều thì cũng làm khéo léo nhẹ nhàng chứ không trắng trợn, khác với nhiều horror stories đòi tiền tip mà tôi đã được nghe:

- Cô chèo thuyền cho tụi tôi xem Tam Dảo chèo 2 giờ chỉ được 30,000 đ (chưa đến 2 $US). Cô bảo 1 tháng mới đến phiên cô được chèo. Khi gần đến số thì phải đợi cả ngày, nếu kêu số mà không có đó, thì mất phiên. Hàng ngày cô làm ruộng và thêu, nhưng hàng thêu ra bán không được. Cô cũng đưa hàng thêu ra mời, nhưng khi mình không muốn mua thì thôi, và vui vẻ cheo tiếp và giới thiệu cảnh trên đường. Tụi tôi tip thêm 20,000, nhưng sau này feel guilty là sao không tip thêm.

- Trên đường đi Yên Tử, tôi đem cái cell phone bi tắt ngúm vào 1 tiệm bán phone nhờ xem. Cậu bán hàng xem bảo là chắc SIM card bị cháy, loay hoay 1 lúc rồi nói là không sao, và reboot cho phone chạy lại. Hỏi cháu lấy bao nhiêu, cậu trả lời đâu có đáng gì, cháu không lấy tiền chú đâu.

Low points:

Thời tiết quá nóng, lúc nào cũng có cảm giác như Tôn Ngộ Không bị nhốt trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân. Da bị allergy ngưá ngáy. Ở nhà không ngủ được, nhiều khi mơ màng thấy  nhà ở Montreal đúng là thiên đường, dù mua đông muà hè, trong nhà nhiệt độ luôn luôn thoải mái. Ra Bắc thì rất ẩm, mới chừng 30 phút đi giầy đã thấy vớ ẩm ướt. Khách sạn 2 sao phòng tắm mỗi lần tắm nước chảy lênh láng ra sàn. Cầu thang gạch bị ẩm ướt nhẹp như bị đổ nước, bị trượt té 1 cái chắc nhiều khả năng vào nhà thương.

Đường xá quá đông, xe và bụi nhiều, thêm noise pollution, trong nhà lúc nào cũng nghe tiếng xe gắn máy

Tại Cần Giờ ngồi ghế bố, vô ý máy ảnh rơi xuống cát bị 1 bà bán hàng lấy mất. Mất toi 400 bức ảnh chụp trong 6 ngày. Ở party nhà anh Cẩm, Tuyền an ủi: mày bị mất ít đó, anh Dinh Văn Qui cũng kể chuyện ở khách sạn Nha Trang bị kẻ trộm vào phòng lấy mất 3000 đô la.

Ảnh các nơi

Sau đây là 1 số ảnh tiêu biểu các nơi đã ghé qua:

13-3 Hà Nội



Văn Miếu


Thê Húc


Tháp Ruà

14-3: Ninh Bình



Sân cỏ gần đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành


Cờ lau tập trận


Đền vua Đinh Tiên Hoàng


Đền vua Lê Đại Hành


Tam Cốc

15-3: Yên Tử, Tuần Châu



Cable car Yên Tử


Leo núi Yên Tủ - Người cầm loa là Nguyên tour guide


Bãi biển Tuần Châu

16-3: Hạ Long



Hạ Long trong sương mù


Hòn gà chọi


Động Thiên Cung

17-2: Lăng Bác, Chuà Một Cột



Với các bạn cùng tour: 2  bác từ Na Uy, Vấn Yến từ Arizona, Tuấn Hạnh


Chùa Một Cột


Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Du Lịch Sài Gòn

9-3: Suối Tiên




11-3: Cần Giờ



Đảo khỉ


Đi thuyền vào chiến khu Rừng Sát



Bãi biển Cần Giờ: Tại đây máy ảnh rơi khỏi túi quần lúc ngồi vào ghế bố bị 1 bà bán hàng ở sau lưng  lấy mất